Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công ty một cách hiệu quả, là người nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định điều lệ công ty.
Nhà quản lý được quy định cụ thể trong Khoản 18, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:“Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”
Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của doanh nghiệp.
Người nước ngoài làm việc ở vị trí Nhà quản lý khi xin cấp giấy phép lao động sẽ bao gồm một số chức danh sau:
- Nhà quản lý – Chủ tịch công ty;
- Nhà quản lý – Tổng Giám đốc;
- Nhà quản lý – Giám đốc;
- Nhà quản lý – Phó Giám đốc;
- Nhà quản lý – Trưởng văn phòng đại diện.
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ bao gồm:
- Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp thủ tục đề nghị cấp phép lao động cho người nước ngoài thực hiện tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
- Trường hợp doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp thủ tục đề nghị cấp phép lao động cho người nước ngoài thực hiện tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động vị trí nhà quản lý:
Bước 1: Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài.
A. Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của doanh nghiệp.
- Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo mẫu như sau:
B. Thời hạn giải quyết: Thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý như sau:
A. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài (Mẫu số 07 ban hành kèm theo thông tư 40/2016)
- Văn bản chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài.
- Văn bản xác nhận là nhà quản lý có hợp pháp hóa lãnh sự - 01 bản sao dịch công chứng sang tiếng Việt.
- Quyết định bổ nhiệm
- Điều lệ công ty (trong 1 số trường hợp cụ thể) - 01 bản sao chứng thực
- Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế thời hạn không quá 12 tháng từ ngày cấp.
- Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp có thời hạn không quá 6 tháng từ ngày cấp.
- 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật. (Kèm theo visa Việt Nam còn đủ để làm GPLĐ)
Lưu ý: Các giấy tờ do nước ngoài cấp như: bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, văn bản xác nhận nhà quản lý, Lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe,… phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng sang tiếng Việt
B. Hồ sơ và kết quả:
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt hồ sơ.
- Hồ sơ hợp lệ sẽ được trả kết quả sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác cùng quý khách!